×

Blockchain Đang Thay Đổi Thế Giới Như Thế Nào?

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao.

 2020-06-16

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao.

1. Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu block chain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao.

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác.

Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán (decentralized consensus), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work).  Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ bên dưới:

- Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.

- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.

- Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Trên góc độ business có thể gọi là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng.

Trên góc độ kỹ thuật đó là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản.

Trên góc độ xã hội đó là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp.

2. Các loại Blockchain

Blockchain khai sinh ra tiền điện tử, nhưng tiền điện tử không phải là tất cả những gì mà Blockchain có thể tạo ra, nó còn được ứng dụng vào các ngành như ngành vận tải biển, ngành ngân hàng, ngành tạp hóa, ngành luật pháp…Và được coi là một trong những phát minh tuyệt vời nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, vậy Blockchain có gì đặc biệt?

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có hàng nghìn hay hàng vạn nút tham gia. Do đó để tấn công vào hệ thống Blockchain này là điều bất khả thi vì chi phi khá cao. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum…

Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Tổ chức này có thể hoặc không cho phép người dùng đọc dữ liệu trong một số trường hợp. Bên thứ ba toàn quyền quyết định mọi thay đổi trên Blockchain. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.

Permissioned: Hay còn gọi là Consortium, một dạng của Private nhưng bổ sung thêm một số tính năng nhất định, kết hợp giữa “niềm tin” khi tham gia vào Public và “niềm tin tuyệt đối” khi tham gia vào Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

3. Tương lai của công nghệ Blockchain

Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội.

  • Mã nguồn mở phi tập trung và mã nguồn đóng tập trung

Xu hướng hiện nay trong phát triển Blockchain là Blockchain nên được phân tán với mã nguồn khả dụng công khai (mã nguồn mở) hay tập trung với mã nguồn riêng biệt do một tổ chức hoặc nhóm tổ chức (mã nguồn đóng) quản lý.

Công nghệ Blockchain có khả năng sẽ phát triển đồng thời cả hai hướng mạng lưới phi tập trung mã nguồn mở và mạng lưới tập trung mã nguồn đóng. Trong đó, các chính phủ và tổ chức lớn sẽ chọn một phương thức còn các lập trình viên cá nhân, những dự án quy mô nhỏ và các công ty khởi nghiệp sẽ chọn phương thức khác.

  • Sổ cái phân tán

Sổ cái phân tán hiện nay đang có mối liên quan mật thiết với Blockchain, và có lập luận rằng sổ cái phân tán được dựa trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, sổ cái phân tán có thể vận hành mà không cần sử dụng Blockchain. Khi mà các công ty khởi nghiệp và các hoạt động phát triển đều dựa trên nền tảng Blockchain thì sổ cái không cần dựa trên nền tảng này sẽ trở thành một xu thế nổi lên trong tương lai.

  • Ít loại tiền điện tử hơn – Nhiều thẻ Blockchain hơn 

Như bao ngành công nghiệp khác, khi mới xuất hiện thì có rất nhiều đồng tiền kỹ thuật số được tạo ra mỗi ngày và cạnh tranh với nhau. Thế nhưng trong tương lai, nhiều khả năng chỉ còn lại một vài đồng tiền kỹ thuật số còn tồn tại và được phần đông chấp nhận như một hình thức thanh toán.

Xu hướng này diễn ra vì nhiều dự án Blockchain mới được ra đời có sử dụng các thẻ trên các Blockchain hiện thời như đồng tiền Ethereum thay vì tạo ra đồng tiền kỹ thuật số riêng của họ.

Thẻ – tương tự tiền điện tử, có thể được trao đổi trên Blockchain nhằm phục vụ các mục đích mua sắm. Tuy nhiên, thẻ hoạt động trên một Blockchain có sẵn và mỗi thẻ đại diện cho giá trị ban hành trên tiền tệ của Blockchain khác. Ví dụ: Blockchain Ethereum sử dụng đồng tiền nguyên bản có tên “Ether”.

Thẻ cho phép các lập trình viên và các tổ chức sáng tạo nên những ứng dụng hoạt động trên một Blockchain hay tiền kỹ thuật số của họ.

  • Blockchain 2.0 – Các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh

 Blockchain 2.0 là thuật ngữ diễn tả chức năng mới của Blockchain đang tồn tại hiện nay so với mã nguồn nguyên thủy. Nền tảng Ethereum đã hiện thực hóa việc thiết lập và vận hành các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Blockchain.

Các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh xây dựng trên mạng lưới Ethereum hoặc các Blockchain hiện thời khác có sử dụng các thẻ thay vì tiền kỹ thuật số đang là xu thế mới phát triển mạnh mẽ và không có dấu hiệu đi xuống.

  • Nhiều quy định và chấp thuận hơn

Vẫn còn nhiều chỉ trích và quan ngại sâu sắc về công nghệ Blockchain, Bitcoin là một ví dụ điển hình về tình trạng này. Nhiều chỉ trích được đưa ra sở dĩ vì Bitcoin là ứng dụng công nghệ Blockchain khả thi, được nhiều nơi chấp nhận, toàn cầu và nổi tiếng nhất trên thế giới. Blockchain vẫn còn trong những ngày sơ khai, liên quan mật thiết tới Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử mã nguồn mở được tạo ra mỗi tháng.

Mặc dù vậy, các chính phủ sẽ tiếp tục thu hút các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Tài chính phối hợp với các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính để tạo việc làm, kích thích thương mại và phát triển nền kinh tế thông qua công nghệ mới dựa trên nền tảng Blockchain.

  • Blockchain trong cuộc sống thường nhật 

Dù ứng dụng phi tập trung mã nguồn mở được xây dựng trên các Blockchain liên hiệp cá nhân mới được tạo ra, việc sử dụng Blockchain sẽ tăng lên trong mọi mặt cuộc sống của chúng ta.

Công nghệ Blockchain có lẽ không thay thế được những đơn vị trung gian hiện thời như ngân hàng, các công ty như Google hay Grab như một số người đã dự đoán, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi các đơn vị trung gian không bị thay thế, bạn cuối cùng sẽ bắt gặp các công nghệ Blockchain từ các sổ cái Blockchain phân tán tại nơi làm việc, các hợp đồng thông minh, các ứng dụng phi tập trung hoặc có thể quyết định lựa chọn một giải pháp dựa trên nền tảng Blockchain thay thế cho các phương án hiện thời trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

 

いずれかのサービスについてアドバイスが必要な場合は、お問い合わせください。
  • オフショア開発
  • エンジニア人材派遣
  • ラボ開発
  • ソフトウェアテスト
※以下通り弊社の連絡先
電話番号: (+84)2462 900 388
メール: contact@hachinet.com
お電話でのご相談/お申し込み等、お気軽にご連絡くださいませ。
無料見積もりはこちらから

Tags

ご質問がある場合、またはハチネットに協力する場合
こちらに情報を残してください。折り返しご連絡いたします。

 Tin nhắn đang được gửi...

関連記事